Các loại côn trùng có lợi

Rate this post

Môi trường tự nhiên luôn tồn tại quy luật cân bằng, nếu có những côn trùng gây hại thì sẽ tồn tại song song côn trùng có lợi – là những côn trùng chuyên diệt trừ các loài sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng, bảo vệ môi trường và có lợi cho con người. Cùng Diệt côn trùng giá rẻ tại Nghệ An tìm hiểu các loại côn trùng có lợi cho cây trồng và vật nuôi nhé.

Một trong những loại côn trùng có ích lớn nhất với bà con nhà nông phải kể đến bọ rùa. Đây là loài thiên địch của rất nhiều loại sâu bệnh như rệp sáp, bọ xít, bọ ve, rệp vừng…Bọ rùa có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng với có nhiều chấm đen trên lưng.

Chúng có lợi ngay cả khi còn ở giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành. Một con bọ rùa có thể tiêu thụ 5.000 con rệp trong suốt vòng đời của chúng. Ấu trùng của bọ rùa trước khi phát triển thành nhộng có thể ăn 400 con rệp.

Bọ ngựa

Bọ ngựa chuyên săn những loài sâu bọ gây hại cho lúa và cây trồng công nghiệp. Chúng sở hữu một cặp chân trước dài và rất gai góc, còn được mệnh danh là loài côn trùng săn mồi hảo hạng.

Bọ ngựa được mệnh danh là chiến binh săn mồi hảo hạng chuyên truy lùng những loài sâu bọ có hại cho cây trồng. Bọ ngựa có màu xanh giúp chúng ngụy trang khi đi săn mồi. Sở hữu cho mình một cặp chân trước dài, gai góc khiến chúng dễ dàng đi săn. Thức ăn của bọ ngựa là các loài sâu bệnh phá hoại như ruồi, muỗi, sâu bướm, bọ cánh cứng, gián,…

Bọ gai

Giống như cái tên của mình, bọ gai mang trên vai những chiếc gai sắc nhọn. Chúng là thiên địch của hơn 100 loài sâu bệnh khác nhau bao gồm cả sâu trưởng thành và ấu trùng của chúng.

Nhện

Nhện cũng thuộc nhóm côn trùng có lợi cho cây trồng. Nhện có thể ăn sâu bọ dù loài đó sống ở trên bờ hay ở dưới nước.

Một số loài nhện có lợi như nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới. Mỗi ngày chúng có thể ăn 15 con côn trùng mỗi ngày, giúp bảo vệ cây trồng và vật nuôi. Thức ăn của nhện là rệp, sâu bướm, ruồi giấm,…

Bọ xít

Các loài bọ xít đa phần có hại tuy nhiên vẫn có bọ xít có lợi cho cây trồng như bọ xít mù xanh, bọ xít nước. Loại này thường dùng vòi để hút trứng và rầy gây hại cho lúa. Bọ xít mù xanh có thể ăn hết 5-10 trứng/ngày hoặc 1-5 con rầy/ngày; bọ xít nước có thể ăn tới 10 con rầy/ngày.

Ong ký sinh

Một số loài ong ký sinh có thể kể đến như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ… chuyên đẻ trứng vào trứng và sâu non. Sau một thời gian trứng ong phát triển và phá hủy luôn vật chúng ký sinh. Một con ong trưởng thành mỗi ngày có thể đẻ được vài chục trứng

Ngoài ra còn có loài ong ký sinh nữa đó là ong đa phối ký sinh trên sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Mỗi lần đẻ chúng chỉ đẻ 1 trứng, nhưng trứng có thể nở 200 con ong.

Kiến

Phần lớn các loại kiến đều ăn thịt và thức ăn yêu thích của chúng là sâu bọ, do đó chúng được xếp vào loại côn trùng có lợi.

Một ngoại lệ phải kể đến kiến ba khoang, mặc dù trong cơ thể chứa độc tố gây vết thương dạng bỏng da khi tiếp xúc với cơ thể người nhưng chúng vẫn được xếp vào nhóm côn trùng có lợi cho mùa màng. Những con kiến ba khoang thường làm tổ ở ruộng lúa. Khi ruộng có rầy nâu hay sâu cuốn thì kiến ba khoang sẽ tìm đến tổ sâu để tiêu diệt.

Ong mật

Một loài côn trùng quen thuộc với con người trong nhóm côn trùng có lợi chính là ong mật. Ong mật là loài côn trùng thuộc nhóm thụ phấn mang đến nhiều lợi ích giúp cây trồng phát triển, tăng năng suất mùa vụ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm từ ong làm ra cũng mang lại nhiều giá trị kinh tế cho con người như:

  • Mật ong: Là thực phẩm bổ dưỡng, có thể ăn uống và dùng để làm đẹp.

  • Sữa ong chúa: Có công dụng trong việc chữa mất ngủ, sốt. Sữa ong chúa là loại sữa do ong thợ tạo ra dùng để nuôi ấu trùng.

  • Sáp ong: Là nguyên liệu tạo nên thuốc mỡ. Người ta thường dùng sáp ong để điều chế mỹ phẩm làm đẹp như kem dưỡng, son môi…. Bên cạnh đó, người ta còn dùng sáp ong để làm nến hoặc dùng làm đồ đánh bóng trong một số trường hợp.

  • Phấn ong: Đây là thực phẩm rất bổ dưỡng lấy trực tiếp từ cơ thể của những con ong mật.

Ong bắp cày

Nhắc đến côn trùng có lợi không thể bỏ sót chính là ong bắp cày. Loài ong này chuyên thụ phấn cho cây giúp cây đạt năng suất cao, ra hoa kết trái nhiều hơn. So với các loài ong khác, thì ong bắp cày có xu hướng hoạt động độc lập, làm việc riêng lẻ.

Bọ hung

Bọ hung hay còn gọi là bọ phân, thuộc loại côn trùng cánh cứng. Thức ăn ưa thích của chúng là phân của gia súc, gia cầm. Bọ phân thường cuộn phân thành hình dạng như quả bóng rồi đẩy đi, giúp phân hủy phân của các loài động vật, cải thiện chất lượng đất trồng cây.

Chuồn chuồn

Chuồn chuồn có nhiều loại khác nhau, có thể bắt mồi ở trên không lẫn dưới đất.Sở hữu đôi cánh mỏng nhẹ cùng một cặp mắt lớn chúng có thể dễ dàng bắt những con mồi từ trên không lẫn dưới đất. Chuồn chuồn ăn sâu bọ, côn trùng giúp bảo vệ mùa màng hiệu quả.

Muồm muỗm

Thoạt nhìn khá giống với châu chấu, cào cào nhưng muồm muỗm không ăn thực vật mà ăn các loại sâu bọ có hại như sâu đục thân, bọ rầy, các loại trứng sâu bọ, muỗi,.. Muồm muỗng thường sống ở các ruộng lúa và hoạt động vào ban đêm.

Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm có màu đen, phần bụng chia làm nhiều đốt có khoang trắng, phần râu ở đỉnh đầu có điểm trắng, phần đuôi có hình dạng giống chiếc kìm. Bọ đuôi kìm sống ở những đồng ruộng khô, chúng làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Bọ đuôi kìm thường chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm ăn sâu non, thậm chí chúng trèo lên lá để tìm ăn sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng có thể ăn từ 20-30 con sâu bọ mỗi ngày.

Sự xuất hiện của các loại côn trùng có lợi và có hại nhằm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Việc tận dụng các côn trùng có lợi trong tự nhiên là một giải pháp tuyệt vời trong việc tiêu diệt sâu bệnh phá hoại, bảo vệ mùa màng và góp phần bảo vệ môi trường. Hi vọng rằng những chia sẻ của Diệt côn trùng giá rẻ tại Nghệ An mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về các loài côn trùng có lợi cho con người, môi trường và cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0944.368.139